Cơ hội đầu tư phát triển bền vững trong lĩnh vực hạ tầng tại Việt Nam

26/06/2023

Lĩnh vực hạ tầng đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển bền vững của một quốc gia. Đầu tư phát triển bền vững trong hạ tầng không chỉ mang lại sự thịnh vượng về kinh tế mà còn góp phần vào sự bền vững về trường bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và công bằng về xã hội.

Bản đồ cơ hội đầu tư hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) tại Việt Nam.

Cơ hở hạ tầng là một trong 6 ngành quan trọng được liệt kê trong Bản đồ cơ hội đầu tư hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) tại Việt Nam do UNDP-Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố. Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, các mảng công nghệ cấp nước sạch, điện rác, xử lý rác thải và chất thải, mô hình kinh tế tuần hoàn được xác định là có nhiều cơ hội ưu tiên đầu tư.

Theo đó Việt Nam đang là quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng và đang đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, hỗ trợ chuyển đổi năng lượng và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai.

Cơ hội đầu tư phát triển bền vững trong cơ sở hạ tầng ở một số mảng:

1. Đầu tư vào hạ tầng giao thông bền vững

Giao thông là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, do đó luôn được quan tâm và định hướng đầu tư phát triển với tốc độ nhanh, bền vững, nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội. Cùng với sự đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, hạ tầng giao thông càng trở nên hết sức quan trọng tại Việt Nam.

Do đó nhà đầu tư cần nắm bắt và đón đầu các cơ hội đầu tư trong mảng hạ tầng giao thông bền vững.

Phát triển giao thông bền vững được định hướng vào các nhóm yếu tố: phát triển giao thông công cộng và giao thông phi cơ giới, giao thông thông minh, sử dụng năng lượng xanh cho phương tiện và sử dụng vật liệu xanh, công nghệ xanh cho phát triển cơ sở hạ tầng. Đẻm bảo đạt được mục tiêu các phương tiện giao thông không thải hoặc ít thải CO2 ra môi trường.

Xu hướng đầu tư vào hà tầng giao thông bền vững không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn hướng tới giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải carbon.

2. Xây dựng xanh

Ngành xây dựng và bất động sản chiếm tới một phần ba tổng lượng phát thải CO2 tại Việt Nam, trở thành một trong những tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó mức độ ảnh hưởng của ngành xây dựng là rất lớn khi áp lực gia tăng dân số ngày càng cao. Vì vậy, xây dựng và phát triển công trình xanh được xem là xu hướng tất yếu, là giải pháp quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Tại Việt Nam, theo thông tin của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), tính đến hết quý I/2023, có 276 dự án đạt chứng nhận công trình xanh - con số là một tín hiệu tốt khi tăng hơn cùng kỳ nằm ngoái, tuy nhiên vẫn khiêm tốn so với tổng toàn bộ dự án được xây dựng trong suốt thập niên vừa qua.

Do đó các nhà đầu tư có thể quan tâm đầu tư vào các công trình xây chú trọng đến việc xử lý chất thải có thể mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường như: thoát nước bền vững góp phần giảm thiểu ngập úng đô thị; xây dựng hệ thống quản lý nước thông minh; công nghệ cấp nước sạch…

Việc Xây dựng và phát triển công trình xanh không chỉ để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của người mua nhà. Các dự án bất động sản (BĐS) xanh được xây dựng và phát triển đạt chỉ tiêu hạn chế lượng phát thải, mức tiêu thụ năng lượng còn mang lại hiệu quả cao cho cả chủ đầu tư, người mua nhà.

Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, bảo đảm hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại…

3. Năng lượng tái tạo

Tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã công bố một loạt các cam kết hành động vì khí hậu, bao gồm cả việc giảm phát thải carbon ròng vào trước 2050. Điều này cho thấy Việt Nam dành ưu tiên cao cho các nỗ lực phát triển ngành năng lượng theo hướng bền vững, trong đó bao gồm năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó Việt Nam đặt mục tiêu nâng tỉ lệ công suất điện tái tạo lên 45% công suất toàn hệ thống vào năm 2030 và nhu cầu vốn đầu tư tới 14 tỉ USD. Điều này đang tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nước ngoài đầu tư vào hệ thống năng lượng tái tạo.

Theo các chuyên gia nhận định đây là lĩnh vực hoàn vốn nhanh, nhu cầu lớn. Các mảng nhà đầu tư có thể tham khảo như đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và nhiều nguồn năng lượng tái tạo khác.

Cùng với đó, về tiềm năng, Việt Nam với đường bờ biển dài 3.000 km, là một quốc gia nổi bật có nguồn tài nguyên gió dồi dào tại Đông Nam Á. Hay về năng lượng điện măt trời, Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá rất phù hợp với phát triển điện mặt trời với số giờ nắng cao trong năm. Đặc biệt số giờ nắng luôn duy trì ở mức cao tại khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ, các dự án điện mặt trời có thể thu hồi vốn sau 3-4 năm đưa vào vận hành khai thác. Đây là những điều kiện quan trọng để nhà đầu tư khám phá tiềm năng của thị trường năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Việc đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ tạo ra cơ hội kinh doanh mới mà còn giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, giảm lượng khí thải carbon, đóng góp vào việc xây dựng một hạ tầng bền vững và giảm thiểu tác động đến môi trường. Việc sử dụng năng lượng tái tạo cũng có thể giúp tăng tính cạnh tranh và tạo ra lợi ích kinh tế dài hạn cho các nhà đầu tư.

Lợi Phạm